hội thảo mùa hè

   29 - 31 tháng 7, 2010 -  Philadelphia, Mỹ

   


BAN TỔ CHỨC

Lê Văn Cường
Trần Hữu Dũng
Nguyễn Ngọc Giao
Trần Hải Hạc
Trần Quốc Hùng
Đỗ Tuyết Khanh
Thái Thị Kim Lan
Ngô Vĩnh Long
Trịnh Văn Thảo
Nguyễn Minh Thọ
Trần Văn Thọ
Cao Huy Thuần
Hà Dương Tường
Vũ Quang Việt

CÁC HỘI THẢO TRƯỚC

I
New York 1998
Vấn đề tranh chấp
Biển Đông

II
Lìege 1999
Việt Nam:
Định chế xã hội và phát triển

III
New York 2000
Việt Nam và
vấn đề toàn cầu hoá

IV
Aix-en-Provence 2001
Việt Nam:
Các vấn đề văn hoá xã hội
 trong giai đoạn hội nhập

V
Maine 2002
Toàn cầu hoá và các
vấn đề về con người
Việt Nam

VI
Munich 2003
Việt Nam:
Sau 11 tháng 9

VII
New York 2004
Các yếu tố thúc đẩy
và kìm hãm phát triển

VIII
Đà Nẵng
2005
Tiếp tục đổi mới
kinh tế và xã hội
để phát triển

IX
Berkeley 2006
Dân chủ và phát triển

X
Nantes 2007
Phát triển trong
thế giới đa cực

XI
Nha Trang 2008
Trách nhiệm xã hội,
ổn định và phát triển

XII
Paris 2009
Nhìn lại Việt Nam năm 2008
 

 

 
 

 

Tranh chấp Biển Đông Nam Á
và vấn đề an ninh con người

Southeast Asian Sea Conflicts and Human Security

 

Nền kinh tế Trung Quốc ngày càng mạnh lên, cho phép họ mua chuộc, áp lực các nước khác; kể cả dùng sức mạnh quân sự để thực hiện những yêu sách của họ;  đặc biệt ở Biển Đông Nam Á, tình hình ngày càng nghiêm trọng, vì Trung Quốc không chỉ yêu sách đảo mà còn cả biển. Trên cơ sở đó, Trung Quốc đơn phương tuyên bố cấm ngư dân các nước trong khu vực đánh cá; cũng đòi hỏi Mỹ phải xin phép khi đi qua khu vực đặc quyền kinh tế của họ, và có thể tiến tới việc sử dụng lực lượng hải quân có trang bị võ khí nguyên tử bảo vệ việc khai thác dầu lửa của họ hầu như ở toàn biển Đông Nam Á, bởi vì yêu sách chủ quyền của Trung Quốc nộp cho Liên Hợp Quốc bao gồm 80% vùng biển này. Chính sách của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến khu vực và toàn cầu. Phải chăng đây là cách ứng xử gương mẫu của một cường quốc đang lên?   

Vấn đề trên cũng liên quan đến an ninh khu vực và toàn cầu, đồng thời liên quan đến vấn đề an ninh con người, theo Liên Hợp Quốc định nghĩa, bao gồm 7 lãnh vực: an ninh thực phẩm, an ninh kinh tế, an ninh y tế, an ninh môi trường, an ninh bản thân, an ninh cộng đồng và an ninh chính trị.  

Hội thảo đón nhận các phân tích, đánh giá về vai trò Trung Quốc, về chiến lược mà Việt Nam nên theo đuổi để không rơi vào khối những nước đi ngược lại các giá trị chung của nhân loai.

 

China’s increasingly powerful economy has allowed it to buy off or put pressure on other countries, even to the extent of using military power to achieve its claims. The threat is particularly severe in the Southeast Asian Sea (SEAS) region as China has claimed not only all the islands but also most of the sea water therein. On the basis of these claims, China has unilaterally ordered fishermen from Southeast Asia to stop fishing in the SEAS and demanded the United States to ask for permission to navigate through and over its exclusive economic zone. Moreover, China has implied that it might one day use its nuclear naval force to protect its exploitation of submarine oil reserve in almost the entire SEAS as its claims, submitted to the United Nations, cover approximately 80% of this Sea. China’s policy affects not only Vietnam but also the entire Southeast Asian region and the rest of the world. Should this be the exemplary behavior of an emerging superpower?

The above issues impact not only the traditional security of Southeast Asia and the rest of the world but also the question of human security, officially adopted by the United Nations in 1995, which includes 7 distinct but interrelated areas: food security, economic security, health security, environmental security, personal security, community security and political security.

This symposium welcomes all analyses aimed at evaluating the role of China and the strategy that Vietnam might want to pursue to avoid falling into the flock of nations going against the common value of humanity.  


Thứ năm 29 - Thứ bảy, 31 tháng 7, 2010
Philadelphia, Pennsylvania, USA

Xin đặc biệt lưu ý:

Tất cả mọi người tham dự đều phải được Ban Tổ Chức mời.
Hội thảo này là của một nhóm tư, không phải một hội thảo công cộng.

Ngày giờ và địa điểm:

Ghi danh: 8:30- 9:30 giờ sáng thứ năm 29-7-2010
Khai mạc: 9:30 giờ sáng thứ năm 29-7-2010

Địa điểm:
Center for Vietnamese Philosophy, Culture, & Society

Anderson Hall 716
1114 W. Berks Street
Temple University
Philadelphia, Pennsylvania, USA

 Liên hệ bài vở

·        Dự thảo đề tài viết (abstract – một trang) kèm theo lý lịch nghề nghiệp (curriculum vitae - 6 dòng) và địa chỉ liên lạc, xin gửi về Ngô Vĩnh Long (ngovinhlong@gmail.com) trước ngày 1 tháng 5, 2010. Trường hợp có bài trùng nhau hoặc không hợp đề tài, Ban Tổ chức sẽ thông báo lại các bạn. Bài viết nộp bản trước ngày 15 tháng 6, 2010. Ban tổ chức sẽ trả lời bài được chấp nhận hay không vào ngày 1 tháng 7, 2010.

·        Tiêu chuẩn bài: Bài viết do Ban Tổ Chức chọn lọc hoàn toàn dựa trên tiêu chuẩn nghiên cứu khoa học. Trong trường hợp bài có giá trị khoa học nhưng không hoàn toàn phù hợp với đề tài Hội thảo, bài cũng có thể sẽ được chọn, nhưng thời gian dành cho thảo luận sẽ bị hạn chế.

·        Bài chọn sẽ được đưa lên trang web tại http://hoithao.viet-studies.info/Hoithao2010.htm

·        Bài viết bằng tiếng Việt, dùng bất cứ font nào (nhưng tốt nhất là Unicode, Arial hoặc Times New Roman).  Khi đưa lên trang web của Hội thảo, chúng tôi sẽ dùng font Unicode.

·        Ðể biết được nội dung bài vở và cách tổ chức những lần trước, các bạn có thể tham khảo các bài tại trang các hội thảo: http://hoithao.viet-studies.info/

·        Địa chỉ gửi bài: Ngô Vĩnh Long, ngovinhlong@gmail.com.  

Người tham dự

Ngoài các bạn gửi bài được mời tham dự, Ban Tổ Chức cũng sẽ mời một số người nghiên cứu ở Việt Nam tham gia Hội thảo.

Xin đặc biệt lưu ý: Tất cả mọi người tham dự (có bài hay chỉ dự thính, hoặc báo chí) đều phải được Ban Tổ Chức mời.  Hội thảo này là của một nhóm tư, không phải là một hội thảo công cộng.


Tài chính

Hội thảo Hè 2010 do Center for Vietnamese Philosophy, Culture, & Society (Temple University)
The Vietnamese Heritage Institute hỗ trợ.

Chi phí đi lại, ăn ở,…hoàn toàn do cá nhân người tham dự trách nhiệm.

 Chỗ ở

 Khách sạn có giá đặc biệt cho người tham dự hội thảo,
ở ngay trong trường, nhưng cần giữ chỗ trước:

The Conwell Inn: http://www.conwellinn.com

Các khách sạn cũng có giá đặc biệt nhưng không tiện bằng Conwell Inn:
DoubleTree, Club Quarters, the Holiday Inn Express (Midtown), and the Hilton Garden Inn.

Muốn giữ chỗ ngay các bạn liên lạc với
Vũ Quang Việt: viet.vuquang@gmail.com 

Ban Tổ Chức

Lê Văn Cường (Pháp)
Trần Hữu Dũng (Mỹ)
Nguyễn Ngọc Giao (Pháp)
Trần Hải Hạc (Pháp)
Trần Quốc Hùng (Mỹ)
Đỗ Tuyết Khanh (Thụy Sĩ)
Thái Thị Kim Lan (Đức)
Ngô Vĩnh Long (Mỹ)
Trịnh Văn Thảo (Pháp)
Nguyễn Minh Thọ (Bỉ)
Trần Văn Thọ (Nhật)
Cao Huy Thuần (Pháp)
Hà Dương Tường (Pháp)
Vũ Quang Việt (Mỹ
)

Ban Tổ Chức Địa Phương

Ngô Vĩnh Long
Vũ Quang Việt

Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết, xin gửi e-mail cho:
thd@viet-studies.info

Bài đã đăng ký

Xin đặc biệt lưu ý:
Những tham luận dưới đây đều là ở dạng sơ thảo, dùng để thảo luận tại hội thảo.
Xin đừng link hoặc đăng lại bất cứ nơi nào khác.
Các bản tối hậu sẽ được hoàn tất và phổ biến sau hội thảo

Bài để tham khảo

 

 

Cập nhật lần cuối: 25 tháng 7 năm 2010
Góp ý về trang này xin email cho người phụ trách trang