BAN TỔ CHỨC
Lê Văn Cường Trần Hữu Dũng Nguyễn Ngọc Giao Trần Hải Hạc Trần Quốc Hùng
Đỗ Tuyết Khanh
Thái Thị Kim Lan Ngô Vĩnh
Long
Trịnh Văn
Thảo
Nguyễn Minh Thọ
Trần Văn Thọ
Cao Huy Thuần
Hà Dương Tường
Vũ Quang Việt
CÁC HỘI THẢO TRƯỚC
I
New York 1998
Vấn đề tranh chấp
Biển Đông
II
Lìege 1999
Việt Nam:
Định chế xã hội và phát triển
III
New York 2000
Việt Nam và
vấn đề toàn cầu hoá
IV
Aix-en-Provence 2001
Việt Nam:
Các vấn đề văn hoá xã hội
trong giai đoạn hội nhập
V
Maine 2002
Toàn cầu hoá và các
vấn đề về con người
Việt Nam
VI
Munich 2003
Việt Nam:
Sau 11 tháng 9
VII
New York 2004
Các yếu tố thúc đẩy
và kìm hãm phát triển
VIII
Đà Nẵng
2005
Tiếp tục đổi mới
kinh tế và xã hội
để phát triển
IX
Berkeley 2006
Dân chủ và phát triển
X
Nantes 2007
Phát triển trong
thế giới đa cực
|
|
Trách nhiệm xã hội,
ổn định và phát triển
(Social
responsibility,
stability and development)
Thứ ba - Thứ năm, 29-31 tháng 7, 2008
Nha Trang, Việt Nam
Xin đặc biệt lưu ý:
Tất cả mọi
người tham dự đều phải được Ban Tổ Chức mời.
Hội thảo này là của một nhóm tư, không phải một hội thảo công cộng.
Ngày giờ và địa điểm:
Ghi danh: 8:00- 9:15 giờ sáng thứ
ba 29-7-2008
Khai mạc: 9:15 giờ sáng thứ ba 29-7-2008
Địa điểm: Đại học Nha Trang
Bảo trợ
Hội thảo Hè tại
Nha Trang được bảo trợ về mặt tổ chức của Liên Hiệp
các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam và
Đại học Nha
Trang
Liên hệ bài vở
-
Dự thảo đề tài viết
(abstract – một trang) kèm theo lý lịch nghề nghiệp (curriculum
vitae - 6 dòng) và địa chỉ liên lạc, xin gửi về Ngô Vĩnh Long (ngovinhlong@gmail.com)
trước ngày 30 tháng 4, 2008. Trường hợp có bài trùng nhau
hoặc không hợp đề tài, Ban Tổ chức sẽ thông báo lại các bạn. Bài
viết nộp bản trước ngày 15 tháng 6, 2008. Ban tổ chức sẽ
trả lời bài được chấp nhận hay không vào 1 tháng 7, 2008.
-
Tiêu chuẩn bài:
Bài viết do Ban Tổ Chức chọn lọc hoàn toàn dựa trên tiêu chuẩn
nghiên cứu khoa học. Trong trường hợp bài có giá trị khoa học
nhưng không hoàn toàn phù hợp với đề tài Hội thảo, bài cũng có
thể sẽ được chọn, nhưng thời gian dành cho thảo luận sẽ bị hạn
chế.
-
Bài chọn sẽ được đưa
lên trang web tại
http://hoithao.viet-studies.info/Hoithao2008.htm
-
Bài viết bằng tiếng
Việt, dùng bất cứ font nào (nhưng tốt nhất là Unicode, Arial
hoặc Times New Roman). Khi đưa lên trang web của Hội thảo,
chúng tôi sẽ dùng font Unicode.
-
Ðể biết được nội
dung bài vở và cách tổ chức những lần trước, các bạn có thể tham
khảo các bài tại trang các hội thảo:
http://hoithao.viet-studies.info/
-
Địa chỉ gửi bài:
Ngô Vĩnh Long,
ngovinhlong@gmail.com.
Người tham dự
Ngoài các bạn gửi
bài được mời tham dự, Ban Tổ Chức cũng sẽ mời một số người
nghiên cứu ở Việt Nam tham gia Hội thảo.
Xin đặc
biệt lưu ý:
Tất cả mọi người tham dự (có bài hay chỉ dự thính, hoặc báo chí)
đều phải được Ban Tổ Chức mời. Hội thảo này là của một nhóm tư,
không phải là một hội thảo công cộng.
Chuyên
gia trong nước muốn tham dự Hội thảo xin liên hệ
với Giáo sư Chu Hảo:
chuhao@gmail.com
Tài chính
Hội thảo Hè 2008 do
The Vietnamese Heritage Institute hỗ trợ.
Chi phí đi lại, ăn ở,…hoàn toàn do cá nhân người tham dự trách
nhiệm.
Chỗ ở
- Hai khách sạn mà Ban Tổ Chức Địa
Phương đã thương lượng là:
(1) HẢI YẾN, 3 sao, phòng đôi: 35
USD/ngày
Địa chỉ: 40 Trần Phú, Nha Trang
http://www.haiyenhotel.vn
hay
http://www.haiyenhotel.com.vn
Ban Tổ Chức đã giữ 20 phòng, tất
cả đều trông ra biển (ở bên kia đường Trần Phú). Có Wifi trong
phòng (hơi yếu) và ở lobby.
(2) SÀI GÒN, 2 sao, phòng đôi: 20
USD/ngày
34 Nguyễn Thiện Thuật, Nha Trang
(song song với đường Trần Phú, cách bờ biển 400 mét)
Ban Tổ Chức đã giữ 30 phòng, có
ADSL.
- 50 phòng nói trên được giữ cho 4
đêm 28-29-30-31 tháng 7-2008. Nếu anh chị muốn ở thêm trước đó
hay/và sau đó, xin liên lạc gấp với anh Chu Hảo (chuhao@gmail.com)
- Từ hai khách sạn này, ngày ngày
sẽ có xe đưa lên hội trường. Giờ xe đi sẽ được thông báo để
những anh chị em ở nơi khác có thể quá giang.
- Ghi chú thêm: Hải Yến là khách
sạn 3 sao, điều kiện tốt. Ai cần khách sạn tốt hơn nữa, có thể
thuê ở khách sạn sát bên là Lodge (chắc có thể tìm ra địa chỉ
qua Google)
- Khách sạn Sài Gòn có 2 phòng tạm
gọi là “suite” (buồng ngủ + buồng khách). Giá khoảng 25-26 USD
Ghi tên giữ
phòng (muộn nhất là ngày 15.03.2008)
1/ Người trong nước: xin liên
lạc với anh Chu Hảo
chuhao@gmail.com
2/ Ngoài nước: xin liên lạc với anh Nguyễn Ngọc Giao:
giao.nguyenngoc@gmail.com
Vì khách sạn ở Nha Trang rất
khan hiếm vào tháng 7, 8 (nhất là năm nay, với cuộc thi "hoa
hậu hoàn vũ" và nhiều hội nghị khác cũng tổ chức vào những
tháng ấy), xin các bạn (kể cả các anh chị trong Ban Tổ Chức)
ghi tên càng sớm càng tốt. Trên cơ sở số người ghi
tên trước ngày 15-3, Ban Tổ Chức mới có thể thương lượng để
thêm/bớt số phòng cho phù hợp với yêu cầu.
Ban Tổ Chức
Lê Văn Cường
(Pháp)
Trần Hữu Dũng (Mỹ)
Nguyễn Ngọc Giao (Pháp)
Trần Hải Hạc (Pháp)
Trần Quốc Hùng (Mỹ)
Đỗ Tuyết Khanh (Thụy Sĩ)
Thái Thị Kim Lan (Đức)
Ngô Vĩnh Long (Mỹ)
Trịnh Văn Thảo (Pháp)
Nguyễn Minh Thọ (Bỉ)
Trần Văn Thọ (Nhật)
Cao Huy Thuần (Pháp)
Hà Dương Tường (Pháp)
Vũ Quang Việt (Mỹ)
Ban Tổ Chức Địa Phương
Chu Hảo, Ủy viên Đoàn chủ tịch LH các Hội KH&KT
VN
53 Nguyễn Du Hà Nội.
Vũ Văn Xứng, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang.
Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng ban Quan hệ quốc tế, LH các Hội KH&KT VN
53 Nguyễn Du Hà Nội.
Vũ Duy Phú, Phó viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển, trực thuộc
LHH
Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết, xin gửi e-mail cho:
thd@viet-studies.info
DỰ THẢO CHƯƠNG TRÌNH
(KHUNG)
Thứ ba
29.07.2008 |
08:00
– 09:15
09:15 – 12:15 |
Ghi
tên
Kinh nghiệm ổn định và phát triển trong khu vực |
12: 15
– 14:00 |
nghỉ & ăn trưa (có thể có buffet
tại chỗ, mỗi người trả tiền) |
14:00
–
17:00 |
Ổn
định và phát triển: vài phân tích kinh tế |
18:00
–
21:00 |
ăn
tối (Liên hiệp các Hội Khoa học Kĩ Thuật VN mời)
|
Thứ tư
30.07.2008
|
09:00 – 12:00 |
Hội thảo và BÀN TRÒN:
Hiện trạng kinh tế khu vực và Việt Nam |
12:00
–
14:00 |
nghỉ & ăn trưa (có thể có buffet tại chỗ,
mỗi người trả tiền) |
14:00
–
17:00 |
Các vấn đề đô thị, xã hội và môi trường |
tối |
tự do |
Thứ năm
31.07.2008
|
09:00 – 12:00 |
Hội thảo và BÀN TRÒN: Giáo dục Việt Nam |
12:10
–
14:00 |
ăn trưa (Trường Đại học Nha Trang mời) |
14:00
–
17:00 |
Các vấn đề khác về ổn định và phát triển
– Tổng kết |
-
Cao Huy Thuần: Trách
nhiệm xã hội của đại học
-
Phan Đình Diệu:
Tìm lối ra cho cải cách giáo dục
hiện nay ở nước ta
-
Ngô Vĩnh Long:
Vài nhận xét về quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, ổn định và
phát triển trong lịch sử Châu Á
-
Trần Hữu Dũng: Ổn định và phát triển: Trí thức Trung Quốc
đang nghĩ gì?
-
Nguyễn Ngọc Giao: Xã
hội dân sự, Trung Quốc và Việt Nam
-
Trần Quốc Hùng:
Việt Nam: Làm
gì để tránh khủng hoảng?
-
Trần Văn Thọ:
Từ cải cách
tiệm tiến đến xây dựng cơ chế chất lượng cao: Điều kiện để phát
triển bền vững ở Việt Nam
-
Vũ Quang Việt:
Quyền bình đẳng bắt đầu từ quyền
được hưởng giáo dục
-
Trần Nam Bình: Vai
trò của bất bình đẳng, ghen tỵ và thiếu thốn tương đối trong
phát triển bền vững tại Việt Nam
-
Trần Hải Hạc: Tăng trưởng "vì
người nghèo": WB và "câu chuyện thành công" của Việt Nam
-
Nguyễn Quang A:
Vai trò chủ đạo của kinh tế
nhà nước?
-
Hoàng Ngọc Hiến:
Tiếp cận quá
trình hịên đại hoá văn hoá Việt Nam từ góc độ chủ nghĩa cá nhân
“văn hoá”
-
Nguyễn Hữu Thái:
Quy hoạch đô thị theo đạo lý
Việt Nam, có trách nhiệm xã hội
-
Bùi Văn Đạo:
Năng lượng gió ngoài khơi
-
Đỗ Mạnh Hồng:
Phát triển Doanh nghiệp Tư nhân vì
Tương lai Kinh tế Việt nam
|
|