hội thảo mùa hè

   24 - 25 tháng 7, 2015 -  Berlin (Đức)

   


BAN TỔ CHỨC

Lê Văn Cường
Nguyễn Tiến Dũng
Trần Hữu Dũng
Giáp Văn Dương
Nguyễn Ngọc Giao
Trần Hải Hạc
Trần Quốc Hùng
Đỗ Tuyết Khanh
Thái Thị Kim Lan
Ngô Vĩnh Long
Trịnh Văn Thảo
Nguyễn Minh Thọ
Trần Văn Thọ
Cao Huy Thuần
Hà Dương Tường
Vũ Quang Việt

CÁC HỘI THẢO TRƯỚC

I
New York 1998
Vấn đề tranh chấp
Biển Đông

II
Lìege 1999
Việt Nam:
Định chế xã hội và phát triển

III
New York 2000
Việt Nam và
vấn đề toàn cầu hoá

IV
Aix-en-Provence 2001
Việt Nam:
Các vấn đề văn hoá xã hội
 trong giai đoạn hội nhập

V
Maine 2002
Toàn cầu hoá và các
vấn đề về con người
Việt Nam

VI
Munich 2003
Việt Nam:
Sau 11 tháng 9

VII
New York 2004
Các yếu tố thúc đẩy
và kìm hãm phát triển

VIII
Đà Nẵng
2005
Tiếp tục đổi mới
kinh tế và xã hội
để phát triển

IX
Berkeley 2006
Dân chủ và phát triển

X
Nantes 2007
Phát triển trong
thế giới đa cực

XI
Nha Trang 2008
Trách nhiệm xã hội,
ổn định và phát triển

XII
Paris 2009
Nhìn lại Việt Nam năm 2008

XIII
Philadelphia 2010
Tranh chấp Biển Đông Nam Á
 và vấn đề an ninh con người

XIV
Singapore 2011
Việt Nam và các nước ASEAN
trước thử thách

XV
Singapore 2013
Cải cách ở Việt Nam đang đi về đâu?

XVI
Toulouse 2014
Sự trỗi dậy của Trung Quốc
và ảnh hưởng của nó
đối với Việt Nam và thế giới

 

 
 

 

 

 

Việt Nam, 40 năm sau
(Vietnam, 40 years on)
 

Thứ sáu - Thứ bảy, 24 - 25 tháng 7, 2015

Đại Học Humboldt ở Berlin
Viện Khoa học Ấ Phi
Humboldt-Universität zu Berlin (HUB)
Institut für Asien und Afrikawissenschaften (IAAW)

Unter den Linden 6
10099 Berlin, Đức

THÔNG BÁO (ngày 10-7-15):
Vì số người ghi tên tham gia hội thảo đã vượt sức chứa của phòng họp,
Ban Tổ Chức xin không nhận thư xin ghi tên nữa
.

Liên hệ bài vở

  • Dự thảo đề tài viết (abstract – một trang) kèm theo lý lịch nghề nghiệp (curriculum vitae - 6 dòng) và địa chỉ liên lạc, xin gửi về Vũ Quang Việt (vietvuq@gmail.com) trước ngày 1 tháng 5, 2015. Trường hợp có bài trùng nhau hoặc không hợp đề tài, Ban Tổ chức sẽ thông báo lại các bạn. Bài viết nộp bản trước ngày 1 tháng 6, 2015. Ban tổ chức sẽ trả lời bài được chấp nhận hay không vào ngày 15 tháng 6, 2015.
  • Tiêu chuẩn bài: Bài viết do Ban Tổ Chức chọn lọc hoàn toàn dựa trên tiêu chuẩn nghiên cứu khoa học. Trong trường hợp bài có giá trị khoa học nhưng không hoàn toàn phù hợp với đề tài Hội thảo, bài cũng có thể sẽ được chọn, nhưng thời gian dành cho thảo luận sẽ bị hạn chế.
  • Bài chọn sẽ được đưa lên trang web tại:  http://hoithao.viet-studies.info/Hoithao2015.htm
  • Bài viết bằng tiếng Việt, dùng bất cứ font nào (nhưng tốt nhất là Unicode, Arial hoặc Times New Roman).  Khi đưa lên trang web của Hội thảo, chúng tôi sẽ dùng font Unicode.
  • Ðể biết được nội dung bài vở và cách tổ chức những lần trước, các bạn có thể tham khảo các bài tại trang các hội thảo: http://hoithao.viet-studies.info/ 
  • Địa chỉ gửi bài: Vũ Quang Việt, vietvuq@gmail.com Liên hệ thông tin tham dự: hoithaohe@gmail.com 

Người tham dự

 Xin đặc biệt lưu ý: Sau khi đăng ký hội thảo, tất cả mọi người tham dự (có bài hay chỉ dự thính, báo chí) đều phải được Ban Tổ Chức đồng ý. Hội thảo này là của một nhóm tư, không phải là một hội thảo công cộng.


Tài chính

Chi phí đi lại, ăn ở,hoàn toàn do cá nhân người tham dự tự túc.

  Chỗ ở

Xin xem ở đây


MỘT SỐ BÀI ĐÃ ĐĂNG KÝ
(Cập nhật ngày 19-7-2015)

1.   Vincent Houben (HU Berlin) Những nghiên cứu về Việt Nam

2.   Poirier Huỳnh Mai (Bruxelles), Báo chí Việt Nam trên mạng?  [Bản thảo chưa hoàn chỉnh, xin đừng trích dẫn hoặc đăng lại nơi khác]

3.   Nguyễn Ngọc Giao (Paris), The Vietnam War revisited: Liberation War, Civil War or/and War by Proxy? 

4.   Hà Dương Tường (Paris), Chệch hướng hay tụt hậu, nhìn lại một vài chính sách của ĐCSVN 20 năm qua

5.   Cao Huy Thuần (Paris): Dân chủ? Vẫn là mơ thôi? [Bài này vừa được đăng trên Thời Đại Mới.  Muốn đăng lại thì cần xin phép Thời Đại Mới]  

6.   Nguyễn Quang A (Hanoi),  Dân chủ hóa: vài bài học quốc tế và kịch bản khả dĩ cho Việt Nam

7.   Nguyễn Thị Từ Huy (Paris), Khái niệm chủ nghĩa toàn trị và trường hợp Việt Nam

8.   Thái Kim Lan (München), 40 năm sau - nhìn lại văn hóa Việt trong viễn tượng khai sáng  

9.  Trương Hồng Quang (Berlin), Tiểu thuyết „Cái trống thiếc“ của Günter Grass và „Nỗi buồn chiến tranh“ của Bảo Ninh – một cái nhìn so sánh về chủ đề „khắc phục quá khứ“ trong văn học hậu chiến Đức và Việt Nam  

10. Phạm Hữu Tài (Ho Chi Minh City, Canberra, Australien) Nền kinh tế Việt Nam và các Hiệp Định Thương Mại Tự Do  

11. Duc-Anh Le, Phu Nguyen-Van, and Thi Kim Cuong Pham (Strasbourg, Ho Chi Minh City) Labour productivity of Vietnam’s provinces: heterogenity and convergence  

12. Tôn Thất Thông (Bad Nauheim): Kinh nghiệm hậu chiến cho VN: Chính sách phát triển của Tây Đức sau 1945  [Bản thảo chưa hoàn chỉnh, xin đừng trích dẫn hoặc đăng lại nơi khác]

13. Phạm Duy Thoại (Berlin), Y tế phương Tây: Mô hình Đức, 40 năm chuyển hoá và đổi mới  

14. Michiko Yoshii (Okinawa) Vai trò của chính phủ VN trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em – So sánh hậu quả chất độc da cam và phóng xạ   [Bản thảo chưa hoàn chỉnh, xin đừng trích dẫn hoặc đăng lại nơi khác]

15. Lê Đăng Doanh (Hanoi), Ngô Vĩnh Long (Maine, USA), Trần Bằng (Paris) và Vũ Quang Việt (New York, USA) Trần Hữu Dũng (Dayton, USA): Bàn cân chiến lược trong quan hệ chiến lược kinh tế, quân sự, ngoại giao giữa Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông

16. Nguyễn Thế Phương: Chiến lược hải quân của Trung Quốc tãi biển Đông qua lý thuyết của Alfred Thayer Mahan [Bản thảo chưa hoàn chỉnh, xin đừng trích dẫn hoặc đăng lại nơi khác]

17. Vũ Quang Việt: Hợp tác với Mỹ  [Bản thảo chưa hoàn chỉnh, xin đừng trích dẫn hoặc đăng lại nơi khác]

18. Martin Großheim: Việt Nam và Đông Đức - xưa và nay

 



 

Vài hàng về Humboldt Universität zu Berlin (HUB)

Năm 1810 Đại học Berlin (Berliner Universität) được thành lập vào thời điểm phá sản của nước Phổ dưới gót giầy Napoléon. Tư tưởng sáng lập của Alexander và Wilhelm von Humboldt cùng với trí thức đương thời đã tạo ra những cuộc hội thảo sôi động về một nền học thuật mới. Linh hồn của đại học mới phải là sự thống nhất trong giáo dục và nghiên cứu, tự do trong khoa học cũng như sự đào luyện toàn diện cho người học. Johann Gottlieb Fichte, trưởng khoa Triết, trở thành hiệu trưởng đầu tiên của Đại học (1811). Friedrich Hegel là người nối nghiệp (1828-1829). Cũng từ 1828 trường mang tên Friedrich-Wilhelm, vua nước Phổ là người đã có công lập nên đại học này. 1871 khi đế chế Đức được thành lập Berliner Alma Mater trở thành đại học lừng danh của Đức. Từ Đại học này 29 nhà khoa học đã nhận giải Nobel như Max Planck (cũng là hiệu trưởng), Albert Einstein, Werner Heisenberg, Robert Koch, Fritz Haber v.v. Otto von Bismarck, Heinrich Hein và Karl Marx cũng đã từng học ở đây.Tư tưởng Humboldt lan tỏa trên thế giới, mở ra một kỷ nguyên mới cho đại học và khoa học. Trong giai đoạn 1933-1945 Đại học cũng đã trở thành chỗ dựa cho Đức Quốc Xã. Sau chiến tranh, dưới sự giám sát của Liên Xô, từ 1946 Đại học hoạt động trở lại. Năm 1949 Đại học được đặt tên của anh em Alexander và Wilhelm von Humboldt.

15.06.2012 Đại học Humboldt được chọn vào danh sách 11 đại học ưu tú của CHLB Đức.


(Xem thêm https://www.hu-berlin.de/ueberblick/humboldt-universitaet-zu-berlin )

 

 

THAM QUAN SAU HỘI THẢO
 

 

Sau những ngày hội thảo, một số anh chị em địa phương có nhã ý tổ chức tham quan ở Đức và Ba Lan theo chương trình dự định dưới đây. 
Tổn phí sẽ do những người tham gia tự đài thọ.
Muốn ghi tên hoặc biết thêm chi tiết, xin liên lạc với ban tổ chức địa phương:
hoithaohe15@gmail.com

 

A. Tham quan 1 ngày (sáng đi chiều về):

- chủ nhật (26.07) đi thăm Tp Wittenberg (khoảng 100 km) và cơ ngơi của cụ Martin Luther (sáng đi chiều về lại Berlin)

B. Du lịch Ba-lan (vùng Silesia - La Silésie) 4 ngày: (Cập nhật: Vì số người ghi tên tham dự đã vượt quá số dự trù, kể từ ngày 10-5-15 Ban Tổ Chức rất tiếc sẽ không nhận thêm người tham gia vào chuyến du lịch Ba Lan này)

Sáng thứ hai (27.07) / ngày 1:

- khởi hành tại Berlin đi Wroclaw (Breslau) khoảng 350 km. Ngủ lại Wroclaw 1 đêm

Ngày 2:

- khoảng trưa thứ ba (28.07) từ Wroclaw đi Krakov (270 km). Ngủ lại Krakov

Ngày 3 (29.7): đi chơi ở Krakov. Ngủ lại Krakov

Ngày 4 (30-7): Sau khi ăn sáng + trả phòng, từ Krakov đi thăm trại tập trung Auschwitz (Oswiecim; khoảng 70 km trên đường về)

Trở về lại Berlin (560 km, khoảng 18h)

Ưu tiên cho các anh chị sống ở các châu lục ngoài Âu châu, hoặc ở Âu châu thì ngoài Đức và các nước Đông Âu.

 

 

Cập nhật lần cuối: 10 tháng 5 năm 2015
Góp ý về trang này xin email cho người phụ trách trang