hội thảo mùa hè
   28 - 30 tháng 7, 2005 -  Đà Nẵng, Việt Nam
   


BAN TỔ CHỨC

Lê Văn Cường
Trần Hữu Dũng
Nguyễn Ngọc Giao
Trần Hải Hạc
Trần Quốc Hùng
Thái Thị Kim Lan
Ngô Vĩnh Long
Ngô Thanh Nhàn
Trịnh Văn Thảo
Nguyễn Minh Thọ
Trần Văn Thọ
Cao Huy Thuần
Vũ Quang Việt

BAN TỔ CHỨC
ĐỊA PHƯƠNG

Mai Đức Lộc
Võ Đại Lược
Lê Văn Sang

CÁC HỘI THẢO TRƯỚC

New York 1998
Vấn đề tranh chấp
Biển Đông

Lìege 1999
Việt Nam:
Định chế xã hội và phát triển

New York 2000
Việt Nam và
vấn đề toàn cầu hoá

Aix-en-Provence 2001
Việt Nam:
Các vấn đề văn hoá xã hội
 trong giai đoạn hội nhập

Maine 2002
Toàn cầu hoá và các
vấn đề về con người
Việt Nam

Munich 2003
Việt Nam:
Sau 11 tháng 9

New York 2004
Các yếu tố thúc đẩy
và kìm hãm phát triển

 

 

 
 

Tiếp tục đổi mới
kinh tế và xã hội để phát triển


Thứ năm 28 đến thứ bảy 30 tháng 7, 2005
Đà Nẵng, Việt Nam

Hội thảo năm nay sẽ tập trung vào phân tích các vấn đề kinh tế và xã hội Việt Nam cần tiếp tục đổi mới để nền kinh tế phát triển. Mọi tham luận về vấn đề chung này đều có thể được đề nghị để trình bày tại hội thảo. Tuy nhiên, dự kiến sẽ có ba cụm đề tài chính:

Thứ nhất là những yếu tố kinh tế. Đề tài này cho phép chúng ta đánh giá nhiều mặt của phát triển kinh tế: vấn đề phân tích các cơ chế hành chính, quản lý và luật pháp nào đang còn kìm hãm phát triển, vấn đề nâng cao chất lượng phát triển, vấn đề tạo hướng phát triển nhằm tăng số lao động có việc làm.

Thứ hai là những yếu tố xã hội và văn hoá, đặc biệt là việc cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam và vai trò của xã hội dân sự.

Thứ ba là những yếu tố quốc tế, chính trị lẫn kinh tế, chẳng hạn như việc gia nhập WTO, tranh chấp Biển Đông, chính sách của Mỹ...  

Nơi họp

Hội trường lớn trường Đại học kinh tế
Đại học Đà Nẵng
71 Ngũ hành Sơn - Đà Nẵng


Ghi danh: 7:30 - 8:00 sáng ngày 28-7-2005

Bài vở

  • Dự thảo đề tài viết (abstract – một trang) kèm theo lý lịch nghề nghiệp (curriculum vitae - 6 dòng) và địa chỉ liên lạc xin gửi về Ngô Thanh Nhàn (nhan@cs.nyu.edu) trước ngày 15 tháng 3, 2005. Trường hợp có bài trùng nhau hoặc không hợp đề tài, Ban Tổ chức sẽ thông báo lại các bạn. Bài viết nộp bản trước ngày 1 tháng 5, 2005. Ban tổ chức sẽ trả lời bài được chấp nhận hay không vào 15 tháng 5, 2005.
  • Tiêu chuẩn bài: Bài viết do Ban Tổ chức chọn lọc hoàn toàn dựa trên tiêu chuẩn nghiên cứu khoa học. Trong trường hợp bài có giá trị khoa học nhưng không hoàn toàn phù hợp với đề tài Hội thảo, bài cũng có thể sẽ được chọn, nhưng thời gian dành cho thảo luận sẽ bị hạn chế.
  • Bài chọn sẽ được đưa lên trang web tại http://hoithao.viet-studies.org/Hoithao2005.htm
  • Bài viết bằng tiếng Việt, dùng bất cứ font nào (nhưng tốt nhất là unicode)
  • Ðể biết được nội dung bài vở và cách tổ chức những lần trước, các bạn có thể tham khảo các bài tại trang các hội thảo: http://hoithao.viet-studies.org/
  • Địa chỉ gửi bài: Ngô Thanh Nhàn, P.O. Box 303 - Prince St., New York, NY 10012-0006 USA. Email: nhan@cs.nyu.edu, điện thoại +1 (212) 420-1586, fax: +1 (212) 529-2891.

Người tham dự

Ngoài các bạn gửi bài được mời tham dự, Ban Tổ chức cũng sẽ mời một số người nghiên cứu ở Việt Nam tham gia Hội thảo.

Tài chính

Hội thảo Hè 2005 do VAPEC (Vietnam Asian-Pacific Economic Center), The Vietnamese Heritage Institute, Đại học Đà Nẵng đồng hỗ trợ. Chi phí cá nhân (đi lại, ăn ở) hoàn toàn do cá nhân người tham dự trách nhiệm.

Chỗ ở

1/ Khách sạn: Các bạn có thể chọn lựa các khách sạn sau:

    (1) Khách sạn Furama: Đây là khách sạn 5 sao duy nhất của Đà Nẵng, do người nước ngoài quản lý. Biển ngay trước mặt khách sạn, có ba hồ tắm trong khuôn viên khách sạn, có sân quần vợt và các tiện nghi hoạt động thể thao khác, phòng rộng và rất tiện nghi. Nếu thêm giường mất thêm $10. Được đánh giá là một trong những khách sạn đẹp nhất Việt Nam. Rất tiện cho tắm biển vào 5-6:30 sáng trước khi nắng lên. Có xe chở miền phí đi Hội An, Bảo tàng Chàm, Non Nước và thành phố, ngày hai lần.  Phải lấy taxi hoặc xe ôm vào thành phố, mất khoảng 10 phút. Giá bình thường là $180 trở lên. Giá cho hội thảo:

               * 59USD/phòng/ ngày một giường/hai người.
               * 69USD/phòng/ ngày hai giường/hai người hoặc hơn.

Địa chỉ: FURAMA RESORT DANANG
68 Hồ Xuân Hương Street 
Danang, Vietnam
Tel: (84.511) 847888/ 847333;
Fax: (84.511) 847666/ 847220
Email: furamarn@dng.vnn.vn

 Website: www.furamavietnam.com

           Khách sạn Furama chỉ cam kết giữ cho 30 phòng và phải giữ chỗ trước 30 tháng 5.

      (2) Khách sạn: Saigontourane (3 sao)

            Giá: 300.000 VND/ phòng/ ngày (khoảng 20USD).
            Địa chỉ: 1-3 Đống Đa Street, Danang city,
            Vietnam
            Tel: (84.511) 821021; 863584; 863585
            Fax: (84.511) 895285
            Email: sgtouran@dng.vnn.vn
            Website: www.saigontourane.com.vn

     (3) Khách sạn DANANG

            Gia: 250.000 VND/ phòng/ ngày
            Địa chỉ: 1-3 Đống Đa Street, Danang city,
            Vietnam
            Tel: (84.511) 834662; 834652; 821986
            Fax: (84.511) 823431
            Email: dananghotel@dng.vnn.vn

Hai khách san sau liền kề nhau mới xây dựng, gần đầu sông Hàn, trong thành phố, đi lại thuận tiện.  

Giá cả khách sạn là giá nội bộ do quan hệ giữa VAPEC, Đại học Đà Nẵng với các khách sạn trên. Vì vậy khi đặt phòng, các bạn cho khách sạn biết là khách của VAPEC Đà Nẵng tham dự Hội thảo. Giá trên không phân biệt quốc tịch. Trong trường hợp gặp khó khăn, các bạn có thể email yêu cầu anh Mai Đức Lộc giúp.

2/ Hội trường: Sẽ thông báo sau

3/ Phương tiện đi lại: Sẽ có ôtô chở (đi/ về) đại biểu từ nơi ở đến địa điểm họp.

4/ VAPEC Danang và Đại học Đà Nẵng sẽ phối hợp tổ chức. Ban tổ chức địa phương sẽ hổ trợ cho hội thảo về 1) chi phí xe đưa đón từ khách sạn; 2) Hội trường  + cafe giải lao; 3) Một phần chi phí in ấn tài liệu. Mặc dù BTC địa phương có nhã ý như thế, xin lưu ý các bạn tham dự là BTC hội thảo, như thường lệ,  đã quyết định không in ấn và phân phát bài viết trong hội thảo. Các bạn sẽ phải tự in ấn trên Web của hội thảo và đem theo.

Ngoài ra, dự kiến UBND thành phố Đà Nẵng và UBND Tỉnh Quảng Nam sẽ có hai bữa chiêu đãi tối. VAPEC Danang và Đại học Đà Nẵng sẽ có hai bữa mời cơm trưa.

5/ Đi tham quan: Sau hội nghị, nếu các anh chị nào muốn đi thăm Huế, Hội An, Tam Kỳ... thi vui lòng cho anh Mai Đức Lộc (locvapec@dng.vnn.vn)biết để thuận tiện việc bố trí phương tiện.

Ban Tổ Chức

Lê Văn Cường (Pháp)
Trần Hữu Dũng (Mỹ)
Nguyễn Ngọc Giao (Pháp)
Trần Hải Hạc (Pháp)
Trần Quốc Hùng (Mỹ)
Thái Thị Kim Lan (Đức)
Ngô Vĩnh Long (Mỹ)
Ngô Thanh Nhàn (Mỹ)
Trịnh Văn Thảo (Pháp)
Nguyễn Minh Thọ (Bỉ)
Trần Văn Thọ (Nhật)
Cao Huy Thuần (Pháp)
Vũ Quang Việt (Mỹ)

Ban Tổ Chức Địa Phương

Mai Đức Lộc (Đà Nẵng)
Võ Đại Lược (Hà Nội)
Lê Văn Sang (Hà Nội)

 

Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết, xin gửi e-mail cho:
thd@viet-studies.org

Các bạn trong nước có thể liên lạc với anh Võ Đại Lược:
thanhminhvo@fpt.vn


BÀI ĐÃ NHẬN ĐƯỢC

XIN TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐĂNG LẠI NƠI KHÁC
(BÁO GIẤY HOẶC BÁO MẠNG, TOÀN PHẦN HAY TRÍCH ĐOẠN)
NẾU KHÔNG CÓ SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GỈA

1.   Vũ Quang Việt: Giáo dục tư hay công nhìn từ góc độ lý thuyết kinh tế (19-6-05 revision)
2.   Vũ Quang Việt: So sánh chương trình giáo dục đại học Mỹ và Việt Nam (19-6-05 revision)
3.   Nguyễn Đăng Hưng Tìm hướng giải quyết cho việc cải cách giáo dục trong cơ chế thị trường (2-5-05)
4.    Phạm Đỗ Chí & Phạm Quang Diệu: Kinh Tế Việt Nam Từ Đổi Mới Đến Hội Nhập (6-5-05)
5.    Phạm Đỗ Chí & Phạm Quang Diệu: Tiềm Năng Kinh Tế Người Việt ở Hải Ngoại (5-5-05)
6.    Võ Xuân Hân: Chuyển Giao Công Nghệ: Phân Tách Lý Thuyết và Kinh Nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam (8-5-05)
7.    Nguyễn Hữu Liêm: Con Đường Lao Khổ: Từ Luật Tác Quyền trong Công ước Berne đến Quan Hệ Pháp Lý giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (21-5-05)
8.    Đặng Đình Cung: Về cải-cách giáo-dục và đào-tạo (22-5-05)
9.    Đỗ Mạnh Hồng: Tìm chỗ đứng cho công nghiệp Việt Nam trong mạng lưới phân công lao động quốc tế: Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp để hội nhập và phát triển (1-6-05)
10.   Nguyễn Đăng Hoàng: Kinh Nghiệm Về Giáo Dục Từ Xa Ở Cấp Đại Học Mỹ Trong Thập Niên Qua (1-6-05)
11.   Lê Thành Khôi: Giáo dục có phải là thị trường không? (3-6-05)
12.   Bùi Trọng Liễu: Giáo dục đại học: Những vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng (revision 13-7-05)
13.   Bùi Văn Đạo: Năng lượng và sự phát triển Việt Nam (11-6-05)
14.   Hà Dương Tường: Vài nét về hệ thống tín chỉ đại học châu Âu (12-6-05)
15.   Vũ Quang Việt: Phát triển và chất lượng phát triển: các chỉ tiêu đánh giá kinh tế (revision 13-7-05)
16.   Nguyễn Hoài Bảo: Câu chuyện lạm phát ở Việt Nam: 2004 - 2005 (16-6-05)
17.   Trần Nam Bình: Đổi mới giáo dục tại Việt Nam: Một vài nhận định từ quan điểm chính sách kinh tế (17-6-05)
18.   Trần Văn Thọ: Công nghiệp hoá Việt Nam trong trào lưu khu vực hoá ở Đông Á (15-7-05 revision)
19.   Hoàng Tụy: Một số vấn đề khoa học và giáo dục: Góc nhìn trong cuộc (revision 4-7-05)
20.   Võ Đại Lược: Những vấn đề phát triển ở Việt Nam: Giải pháp (29-6-05)
21.   Lê Anh Tú Packard: Monetary Policy in Vietnam: Alternatives to Inflation Targeting (4-7-05)
22.   Đỗ Tuyết Khanh: Trung Quốc sau 4 năm tham gia WTO: Đánh giá sơ khởi vài nét chính (8-7-05)
23.   Nguyễn Minh Hằng: Phân tích tình hình và dự báo khả năng phát triển kinh tế của Trung Quốc – suy nghĩ về tác động của nó đối với Việt Nam. (11-7-05)
24.   Lê Văn Sang: Việt Nam với ba thực thể kinh tế khu vực: Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN – Một vài suy nghĩ (11-7-05)
25:   Vũ Hồng Lâm: Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam (11-7-05)
26.   Cao Huy Thuần: Vạn đại dung thân (14-7-05)
27.   Nguyễn Xuân Thắng: Chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế - Động lực phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới (17-7-05)
28. 
Nguyễn Ngọc Giao: Vấn đề Việt Kiều (chưa lên mạng)
29. 
Trần Hải Hạc: Khái niệm bóc lột: từ học thuyết Marx sang học thuyết tân cổ điển (19-7-05)
30.
 Trần Hữu Dũng: Pháp chế và phát triển: Vài nhận xét từ quan điểm kinh tế lí thuyết (20-7-05 revision)
31.  Ngô Vĩnh Long: Đông Nam Á trong liên hệ Mỹ, Nhật, Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đối với VN
(chưa lên mạng)
32.  Ngô Thanh Nhàn và Ngô Trung Việt: Giáo dục chữ Nôm (chưa lên mạng)
33.  Nguyễn Minh: Vai trò kinh tế tân cổ điển trong nghiên cứu công nghiệp (19-7-05)
 

     THAM KHẢO:

  1. Olivier Bruno,Cuong Le Van, and Benoît Masquin, "When Does a Developing Country Use New Technology?"
  2. Phạm Duy Hiển: Khoa học Việt Nam đang ở đâu?

 

 

 
 

Cập nhật lần cuối: 20 tháng 7 năm 2005
Góp ý về trang này xin email cho người phụ trách trang